Hiện nay có rất nhiều loại nhà như: chung cư, nhà ở, nhà phố,… Trong đó, được chú trọng nhất hẳn là loại hình biệt thự. Đặc trưng bởi sự xa hoa nhưng không kém phần tinh tế, việc thiết kế thiết kế biệt thự cao cấpluôn là một đề tài quen thuộc đối với những kiến trúc sư cũng như các nhà thiết kế nội thất. Vậy biệt thự cao cấp là gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm này nhé!
Biệt Thự Cao Cấp Là Gì?
Ở thời La Mã cổ đại, biệt thự là của tầng lớp quý tộc. Vua chúa, lãnh chúa hay quan lại thường sở hữu một tư gia riêng biệt . Với diện tích rộng nằm ở vùng ngoại ô, những biệt thự này mang phong cách sang trọng. Có một khoảng sân vườn có thể làm điền trang. Không gian ngôi nhà được kết hợp hài hòa với thiên nhiên. Như cây xanh, hồ nước, và thường nằm ở vị trí đắc địa với mặt hướng về phía sông, biển… Khi chế độ La Mã sụp đổ, đối tượng sở hữu xuất hiện thêm ở tầng lớp trung lưu giàu có.
Tuy nhiên, khái niệm biệt thự ngày nay không còn phức tạp như thời La Mã hay cổ đại. Biệt thự cao cấp (còn được gọi là Villa) thường được hiểu là ngôi nhà được thiết kế với một đến ba tầng. Trên khu đất có sân vườn và có thể sử dụng với nhiều công năng. Mật độ xây dựng không được vượt quá 50% diện tích đất, gồm 3 mặt trông ra sân vườn. Có không gian rộng lớn và biệt lập so với các không gian chung.
Tìm hiểu ý nghĩa thiết kế biệt thự cao cấp?
Thiết kế biệt thự trọn gói một cách hoàn hảo, tức là trong toàn bộ các khâu. Từ việc thiết kế đến thi công – xây dựng và lựa chọn nội/ngoại thất… Đều phải làm toát lên vẻ đẹp vốn có, góp phần tối ưu hóa không gian. Đồng thời nổi bật được sự sang trọng và tinh tế theo từng phong cách. Các kiến trúc sư có thể tự do sáng tạo nhưng cần tuân thủ theo những tiêu chí:
Mật độ xây dựng thấp, dành ít nhất 50% diện tích cho cây xanh, hồ nước.
Sử dụng nội thất biệt thự sang trọng, tinh tế.
Không gian sống có sự an toàn cao, yên tĩnh, sạch sẽ.
Tối đa hóa công năng và hiệu năng sử dụng.
Liên hệ Tt-s để được tư vấn thiết kế biệt thự trọn gói . Độc đáo theo cách của riêng bạn! Biệt thự với sự kết hợp kiến trúc phong cách Châu Âu cho ra đời nhiều loại hình biệt thự khác nhau. Tùy theo công năng, đặc điểm, kiểu thiết kế, kiến trúc,.. Ví dụ: biệt thự phố, biệt thự liền kề, biệt thự vườn, biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự song lập, biệt thự tứ lập,…
Các loại thiết kế biệt thự sang trọng nhất hiện nay
Có ba loại phong cách thiết kế biệt thự cao cấp được săn lùng nhất hiện nay: phong cách kiến trúc hiện đại, phong cách cổ điển và phong cách thiết kế tân cổ điển.
1. Biệt thự hiện đại
Biệt thự hiện đại là công trình kiến trúc mang phong cách hiện đại, với thiết kế đơn giản về bố cục hình khối, không gian tổ chức mặt bằng tự do, phi đối xứng, mặt đứng được loại bỏ hoàn toàn các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển. Thay vào đó là các mảng kính, thép bê tông với màu sắc tươi sáng và tổng thể đơn giản nhất.
Đặc điểm nổi bật của phong cách biệt thự hiện đại
Thiết kế đơn giản, đường nét khỏe khoắn, dứt khoát. Sử dụng nhiều mảng hình khối, đường thẳng song song tuy vậy lại không theo tỷ lệ hay đối xứng mà thường tùy thuộc vào tự do sáng tạo của nhà thiết kế.
Màu sắc trẻ trung, phóng khoáng, thể hiện sự vui tươi, nhịp sống hiện đại. Các gam màu thường được sử dụng là vàng, trắng, xám…và được tạo điểm nhấn bởi tone màu nóng như đỏ, cam…
Chú trọng vào thiết kế nội thất hơn trang trí ngoại thất. Tận dụng tối đa không gian để tối ưu hóa công năng sử dụng.
Chất liệu thường sử dụng như kính, bê tông, đá thẻ, nội thất gỗ…và các chất liệu gần với tự nhiên.
Biệt thự hiện đại là phong cách kiến trúc được nhiều chủ đầu tư yêu thích. Đặc biệt là những đối tượng trẻ năng động chính vì đường nét thiết kế đơn giản và khỏe khoắn, không quá câu nệ vào các chi tiết phào chỉ hay phù điêu cầu kỳ. Ở mẫu thiết kế này, kiến trúc sư có thể thoải mái sáng tạo lên những ngôi biệt thự đẳng cấp, độc đáo nhưng vẫn mang rõ nét cá tính riêng của gia chủ.
2. Biệt thự cổ điển
Phong cách kiến trúc cổ điển mang đậm tính truyền thống và hoài niệm. Ghi rõ dấu ấn thời gian cùng với việc hướng đến sự hoàn hảo trong thiết kế. Sự cầu kỳ, lộng lẫy và tỉ mỉ trong trang trí thiết kế… Khiến cho phong cách này thường bị xem là phô trương, rườm rà và phung phí. Bởi sự hạn chế này mà nó dần trở nên không còn phù hợp với thời đại mới.
Thiết kế biệt thự phong cách cổ điển không có chỗ cho những đường nét hiện đại hay phá cách. Đó phải là các chuẩn mực theo nguyên tắc có sẵn. Nhờ tính khắt khe đó mà các công trình có sự hoàn thiện chuẩn mực về thiết kế và hoàn mỹ về nghệ thuật. Bắt nguồn từ Pháp ở thế kỷ 17, chủ nghĩa cổ điển nhanh chóng lan ra rộng khắp châu Âu. Nó thống trị châu lục này trong suốt hơn hai thế kỷ trước khi mai một dần.
3 đặc trưng của biệt thự theo phong cách cổ điển:
1. Kế thừa phong cách Hoàng gia Pháp
Bất kỳ thiết kế biệt thự cao cấp nào cũng sẽ mang một phần “hình ảnh” của gia chủ. Qua đó thể hiện đẳng cấp và vị thế trong xã hội của người sở hữu. Với phong cách này, từng thiết kế sẽ mang đậm vẻ đẹp Pháp lộng lẫy. Bố cục của ngôi biệt thự sẽ được các kiến trúc sư tính toán chính xác đến từng chi tiết. Từ những nhấn nhá nhỏ nhất cho đến những bức phù điêu đắp nổi hoặc những cột thông tầng bề thế… Tất cả đều sẽ được chú trọng để mang lại sự cao sang, uy nghi một cách hoàn hảo nhất.
2. Đề cao tính đối xứng và cân bằng
Không giống như thiết kế nội thất biệt thự hiện đại, phong cách cổ điển sẽ nổi bật lên sự cân đối. Tuy vậy, sự hài hòa nhưng cũng sẽ không kém phần nhẹ nhàng và lịch thiệp. Ngôi biệt thự hiện diện như một tòa lâu đài lộng lẫy một cách tinh tế sẽ dễ dàng chiếm được sự hài lòng của nhiều gia chủ. Đặc biệt, xu hướng mang thiên nhiên vào nhà cũng sẽ được các nhà thiết kế quan tâm. Đảm bảo sự cân bằng giữa âm dương, giữa thiên nhiên và nhân tạo.
Thiết kế theo kiểu cổ điển cũng sẽ đặt yêu cầu cao về bố cục, chất liệu, màu sắc,… Để đạt mức hoàn hảo nhất có thể cho căn biệt thự. Mỗi thiết kế là một sự khác biệt nhưng tựu chung lại đều mang vẻ đẹp không thể cưỡng lại.
3. Sử dụng màu trắng làm chủ đạo
Thiết kế biệt thự cổ điển thường dùng gam màu trắng để bao phủ cũng như tạo mái vòm. Như một điểm nhấn trong kiến trúc, thu hút mọi ánh nhìn lên trên cao. Gợi lên cảm giác trang nhã, sang trọng và thanh thoát. Màu trắng còn mang lại sự tương phản cao trong không gian. Đây cũng chính là một nét khác biệt lớn giữa phong cách cổ điển và hiện đại.
4. Biệt thự Tân cổ điển
Khi cả phong cách thẩm mỹ cổ điển và hiện đại dần thoái trào thì thiết kế theo kiểu tân cổ điển ra đời. Nhắc đến phong cách này là nhắc đến sự đơn giản tinh tế đầy hiện đại. Thông qua việc thiết kế không gian một cách tối giản, bớt đi nét cầu kỳ, rườm rà. Phong cách này vẫn kế thừa nhiều ưu điểm nghệ thuật của những phong cách thẩm mỹ khác.
Thiết kế biệt thự Tân Cổ Điển này bắt nguồn từ kiến trúc Hy Lạp cổ điển, khi những kiến trúc sư Ý bắt đầu tập trung nhấn mạnh vào từng chi tiết trên bức tường. Không chỉ chú trọng phối màu sáng tối, từ đó làm nổi bật bản sắc từng bộ phận riêng biệt trong không gian chung.
Đặc điểm phong cách biệt thự tân cổ điển
Thiết kế thi công biệt thự tân cổ điển kế thừa và cải tiến phong cách cổ điển khi phối hợp vẻ uy nghi bề thế này. Cùng với nét khỏe khoắn và phóng đạt tươi mới hiện đại. Từ đó, biệt thự vẫn mang đầy hơi thở thời đại mà không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của thời gian.
Tuy vậy, kiến trúc biệt thự tân cổ điển không cầu kỳ và rườm rà như phong cách cổ điển. Nét đẹp cổ kính nhẹ nhàng ghi dấu trên mặt phẳng tường nhà và những đường cong sắc sảo nhấn nhá trong từng chi tiết.
Đặc thù thẩm mỹ tân cổ điển thể hiện trong việc chú ý tới “tỷ lệ vàng” khi ngăn chia các ô, các mảng. Đây vốn là lựa chọn tuyệt vời của thẩm mỹ, khi gia chủ có cơ hội sở hữu một ngôi biệt thự đẹp từ mọi góc nhìn.
Mái vòm bán nguyệt là một yếu tố đặc trưng thường thấy nữa trong thiết kế biệt thự tân cổ điển. Những đường cong uyển chuyển, những ô cửa sổ bao quanh bốn phía, những lớp kính trong suốt tinh tế… Dễ dàng mang đến tầm nhìn đẹp, tạo hiệu ứng không gian rộng rãi thoáng đãng cho không gian sống.
Kết
Qua các thời kỳ phát triển của nhân loại, khái niệm biệt thự được phát triển và cải tiến bởi sự thay đổi về quan niệm vẻ đẹp. Giá trị một biệt thự dù ở thành phố hay nông thôn cũng đã dần gắn liền với kiến trúc và nội thất. Những yếu tố thiết kế, thi công xây dựng, nội thất hoàn thiện, kiến trúc… Cũng tạo nên giá trị cao cấp của căn biệt thự khi thành hình, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Sau bài viết này, chúng tôi mong rằng đã hỗ trợ bạn phần nào trong việc lên phương án thiết kế biệt thự cao cấp phù hợp với mình. Chúc bạn sẽ có lựa chọn đúng đắn nhất nhé!