Những tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự không thể bỏ qua
Thiết kế biệt thự luôn cần tuân theo những quy chuẩn thiết kế riêng để các KTS và chủ nhà có thể dựa vào đó để lên phương án thiết kế, giám sát thi công, nghiệm thu đánh giá nhằm đạt được một không gian sống lý tưởng và hoàn hảo nhất. Vậy tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự bao gồm những gì? Hãy cùng Tt-s tham khảo bài viết dưới đây.
Tiêu Chuẩn Về Thiết Kế Nhà Ở Biệt Thự Gồm Những Gì?
Biệt thự chính là không gian sống cao cấp dành cho các gia đình có thu nhập kinh tế cao. Do đó, từ tổng thể cho đến từng chi tiết như nội ngoại thất hay đồ dùng đều phải đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ, chất lượng tốt, độ bền và tiện nghi.
Thiết kế biệt thự đẹp
Tính tới năm 2022, tiêu chuẩn chung khi thiết kế nhà ở biệt thự là phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Đảm bảo được mức độ tiện nghi và phù hợp với mức sống của gia chủ.
Đảm bảo mức độ yên tĩnh, có sự giao thoa hài hòa cùng với thiên nhiên, cảnh quan xung quan, có thể được thiết kế 1 hoặc 2 lối đi vào.
Không gian riêng trong ngôi nhà có tính độc lập cao nhưng vẫn nên có sự liên kết với không gian sinh hoạt chúng.
Các tiêu chuẩn về quy mô thiết kế biệt thự
Hiện nay các loại hình biệt thự đã trở nên đa dạng hơn. Có rất nhiều kiểu biệt thự khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Không chỉ có kiểu biệt thự sân vườn ở ven đô mà còn có khu biệt thự trong đô thị hoặc biệt thự nằm xen kẽ giữa các khu nhà lớn.
Thiết kế biệt thự gắn liền với thiên nhiên
Tuy nhiên, cần phải luôn đảm bảo mật độ xây dựng biệt thự đơn lập tối đa không vượt quá 50%. Mật độ xây dựng biệt thự song lập tối đa thì sẽ không được vượt quá 55%. Về số tầng thì không tính tầng lửng và tầng hầm thì biệt thự cao tối đa là 3 tầng.
Nhà biệt thự hiện đại
Về phần diện tích, nhà biệt thự phải nằm trong khu quy hoạch chung của thành phố, diện tích đất thường rơi vào khoảng 300m2 và có mặt tiền không hẹp hơn 12m. Trong đó, biệt thự ở khu vực đất ven đô thường có diện tích lớn hơn khoảng 400-600m2.
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Các Không Gian Trong Biệt Thự
Biệt thự là kiểu nhà tích hợp nhiều không gian chung và riêng khác nhau. Tùy thuộc vào các yếu tố như: điều kiện tài chính, nhu cầu sử dụng và quỹ đất của mỗi gia đình sẽ có các không gian khác nhau. Các không gian đó sẽ bao gồm: phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thư giãn chung, thư viện, khu vực cầu thang, phòng thờ, khu vệ sinh… Yêu cầu được đặt ra trong thiết kế các không gian của nhà ở biệt thự như sau:
Thiết kế phòng khách
Phòng khách của biệt thự là không gian có diện tích khá lớn, nó được sử dụng để làm nơi sinh hoạt chung của gia đình và đón tiếp khách khi đến chơi nhà. Do đó thiết kế phòng khách luôn phải đảm bảo tính lịch sự và trang trọng. Đồng thời nó còn phải thể hiện được cá tính của gia chủ.
Thiết kế phòng khách phong cách hiện đại
Cách lựa chọn và bố trí nội thất trong phòng khách biệt thự phải gắn liền và có liên kết với phong cách thiết kế đã định hình chung của biệt thự. Ở đây không nên bày biện quá nhiều chi tiết dễ tạo cảm giác rối mắt. Thay vào đó hãy trưng bày những vật dụng có tính thẩm mỹ cao. Diện tích của phòng khách trong biệt thự thường khoảng từ 20–25m2 đối với biệt thự diện tích nhỏ. Từ 24 – 30m2 đối với biệt thự diện tích trung bình. Từ 30 – 40m2 đối với những biệt thự có quy mô lớn (hay còn gọi là dinh thự, lâu đài, villa).
Khu vực bếp
Khu vực bếp trong nhà ở biệt thự là một khu riêng nhưng vẫn được thông với phòng ăn và phòng khách. Khu vực bếp nấu của nhà biệt thự vẫn phải tuân thủ các quy tắc thiết về về tam giác hình học (bếp ga, chậu rửa, tủ lạnh).
Thiết kế khu vực bếp nấu
Ngoài ra, bếp nấu nên được đặt về hướng Tây – Bắc. Các đồ dùng nội thất trong không gian bếp nấu luôn được lựa chọn và sắp xếp tối ưu để đảm bảo một không gian sạch sẽ, thoáng mát, giúp dễ dàng thực hiện công việc bếp núc.
Thiết kế phòng ăn
Phòng ăn có thể được tách riêng hoặc thiết kế chung với không gian bếp nấu. Diện tích của phòng ăn sẽ tương đối lớn, đủ cho từ 2 tới 24 người và thường được thiết kế thông với phòng khách.
Khu vực cầu thang trong nhà
Cầu thang là một trong những khu vực rất quan trọng của biệt thự, nó tác động trực tiếp đến cách sử dụng không gian bên trong. Bên cạnh đó nó còn góp phần tôn lên sự sang trọng cũng như đẳng cấp và cá tính riêng của gia chủ. Đồng thời, khi xét về mặt phong thủy thì cầu thang cũng giữ vai trò là cầu nối lưu thông của ngôi nhà.
Thiết kế cầu thang trong nhà
Cầu thang có thể được linh hoạt thiết kế tùy theo từng kiểu bố cục. Tuy nhiên, chiều rộng của các vế cầu thang trong biệt thự sẽ dao động từ 1,2 – 1,5m. Diện tích sử dụng cầu thang sẽ rơi vào khoảng 6 – 12m2. Gia chủ có thể yêu cầu thiết kế cầu thang bằng kính trong suốt, thang vuông hoặc thang 1 vế, 2 vế, 3 vế. Trong một số thiết kế cầu thang, các vế sẽ kết hợp với nhau để tạo thành giếng trời giúp tận thu ánh sáng cho toàn bộ không gian biệt thự.
Phòng thư giãn chung
Đây là không gian được dùng là nơi giải trí chung cho cả gia đình. Ở một số căn biệt thự thì phòng này có thiết kế là phòng nghe nhạc hoặc phòng karaoke. Kích thước của phòng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và bố cục chung của công trình.
Trong phòng này thường có các vật liệu cách âm để tránh làm ảnh hưởng đến các không gian sinh hoạt khác trong ngôi nhà.
Phòng đọc sách
Phòng đọc sách trong biệt thự chỉ cần thiết kế với diện tích khoảng từ 16 – 24m2. Bên trong phòng này để những kệ sách báo, tạp chí, ấn phẩm… dành cho các thành viên trong gia đình.
Phòng đọc sách
Thông thường các kệ để sách thường được tính theo diện tích tường 120 – 150 cuốn trên 1m2, độ cao của kệ thường khoảng 1700mm. Phòng đọc sách nên quay về hướng bắc, có thể đặt thêm một số đồ như bàn làm việc hoặc bộ bàn ghế sofa đón tiếp khách, đối tác.
Phòng ngủ lớn (phòng ngủ master)
Đây thường là phòng dành dành cho chủ của căn biệt thự. Căn phòng có diện tích khá rộng từ 25 – 36m2 hoặc có thể rộng hơn tùy thuộc vào quy mô của biệt thự.
Phòng ngủ lớn (phòng ngủ master)
Bên trong phòng sẽ có giường ngủ, nhà vệ sinh khép kín , tủ quần áo lớn, tủ trưng bày các loại đồ trang trí, sưu tập của gia chủ. Ngoài ra sẽ còn có phòng thay đồ, bàn làm việc và các đồ dùng tiện ích khác.
Thiết kế phòng ngủ cho con cái (phòng ngủ nhỏ)
Phòng ngủ của con cái (phòng ngủ nhỏ) không cần phải thiết kế quá rộng. Trong phòng có thể đặt giường đơn hoặc giường đôi tùy theo nhu cầu cũng như diện tích phòng. Ngoài ra sẽ có một số đồ dùng khác như tủ đựng quần áo, bàn học, tivi (có thể có hoặc không).
Thiết kế phòng ngủ cho con cái (phòng ngủ nhỏ)
Diện tích của căn phòng sẽ dao động trong khoảng từ 14 – 18m2 và thường được bố trí quay về hướng Bắc.
Thiết kế phòng kho
Một số nhà biệt thự có thể thiết kế thêm phòng kho để đồ. Diện tích kho chứa sẽ trung bình từ 2 – 9m2. Kho có thể được đặt ở tầng hầm hoặc xen giữa các tầng hoặc trên tầng thượng.
Thiết kế gara để xe
Diện tích của gara để xe tùy thuộc vào diện tích của mỗi căn biệt thự. Tuy nhiên luôn phải đảm bảo khoảng khách tối thiểu giữa xe với tường là 1,2m. Phía trước đầu xe có khoảng cách 0,5m với tường.
Nếu gara ô tô được làm ở tầng hầm thì độ dốc không vượt quá 20%. Đường xe thì không dốc quá 6% so với đường xe chạy, phía dưới nên được làm rãnh thoát nước.
Các lưu ý về phong thủy trong tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự
Đồng thời nó sẽ gây ra cảm giác không thoải mái cho gia đình bạn rất gây ra cãi vã không hòa hợp gây bất ổn trong gia đình.
Nhà biệt thự có tầng 1 quá cao.
Các tầng trong biệt thự nên có chiều cao vừa phải và hài hòa với nhau. Đây là ý kiến đã được rất nhiều chuyên gia đưa ra và khuyên gia chủ nên làm theo điều này.
Bởi khi thiết kế biệt thự có tầng một quá cao sẽ làm căn biệt thự của mình trở nên rất chới với và lạc lõng. Đặc biệt là sẽ không có chỗ dựa vững chắc.
Thiết kế biệt thự có mái hình tròn.
Trong quan niệm của phong thủy thì luôn có quan niệm là trời tròn còn đất vuông. Hình tròn sẽ là tượng trưng cho các yếu tố động còn hình vuông là hình tượng trưng cho các yếu tố tĩnh.
Biệt thự có mái tròn
Vậy nên, khi thiết kế các căn biệt thự hiện đại nên tập trung vào các yếu tố tĩnh để có thể mang lại cảm giác yên bình, dễ chịu và hòa nhã cho gia đình. Chính vì thế, bạn không nên thiết kế biệt thự với mái có hình tròn.
Thiết kế biệt thự gần nhà có mái tháp nhọn.
Biệt thự nhà bạn không nên xây dựng nằm đối diện những căn nhà có tháp nhọn lớn. Nếu có gặp trường hợp này thì bạn hãy nên sử dụng rèm che ở cửa sổ để tránh bị ảnh hưởng đến phong thủy của nhà bạn.
Nhưng tốt nhất vẫn là nên sống cách những căn nhà có tháp nhọn như vậy khoảng từ 250m trở lên để có thể giữ hòa khí cho gia đình của mình.
Thiết kế biệt thự thiếu ánh sáng tự nhiên.
Đất xây biệt thự ngoài yêu cầu trong sạch, thoáng mát, thì việc luôn phải đảm bảo lượng ánh sáng vào nhà cũng là việc rất cần thiết. Thiết kế biệt thự không đủ ánh sáng có thể sẽ gây ra âm kính nặng nề và thậm chí ảnh hưởng xấu đến tâm lí, sức khỏe của các thành viên trong gia đình
Biệt thự thiếu ánh sáng tự nhiên
Trên thực tế, nếu trong gia đình bị thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm căn nhà trở nên ngột ngạt, khó chịu và rất dễ gây mất hòa khí các thành viên trong gia đình
Vậy là qua bài viết này TT-S Decor đã đưa đến bạn đọc các tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự cũng như những lưu ý cần tránh khi xây nhà biệt thự. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn có được căn biệt thự ưng ý và phù hợp nhất với gia đình của mình.