30/09/2020 - 03:02 PM - 679 lượt xem
Thi công tầng hầm biệt thự – những lưu ý không được bỏ qua
Cuộc sống ngày càng đủ đẩy khiến việc sở hữu ô tô không còn là điều khó khăn nữa. Khi xây biệt thự, chủ đầu tư luôn chú trọng xây hầm để làm gara. Tuy nhiên vai trò của tầng hầm trong kiến trúc hiện đại nhiều khi còn được sử dụng để làm nơi giải trí, tránh ồn ào. Thế nhưng việc xây tầng hầm cũng phức tạp và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật hơn nhiều. Những sai sót trong việc xây dựng khu vực này có thể ảnh hưởng đến cả căn biệt thự. Vậy thiết kế và thi công tầng hầm biệt thự có những lưu ý gì cần phải để ý? Bài viết này chính là câu trả lời cho bạn.
Vấn đề thi công đào đất
Vì tầng hầm nằm thấp hơn so với mặt đất và nằm dưới cùng của ngôi nhà, chống đỡ toàn bộ phần công trình phía trên nên trước khi xây dựng cần tiến hành nghiên cứu khu vực đất nền để từ đó có những biện pháp thi công phù hợp, đảm bảo an toàn.
Nếu công trình đang xây dựng nằm trong khu vực có đất nền yếu hay các khu vực nhà cửa san sát, xây chen chúc nhau thì biện pháp thường được sử dụng là cọc khoan nhồi 300-400. Trên đầu các cọc là đà giằng liên kết và hệ thống giằng chống, mỗi cọc được bố trí cách nhau vài tấc.
Nếu đất công trình tốt thì việc thi công trở nên vô cùng đơn giản khi chỉ việc đặt gạch rồi xây hầm sau khi đào đất mà thôi. Còn nếu khu đất mà bạn đang định xây nhà “rộng mênh mông” và lô đất đó lần đầu được xây dựng thì cần dung đến ván ép định hình trước khi đào đất.
Tuy nhiên đó chỉ là lưu ý nhỏ mà bạn cần nắm được, những yêu cầu kỹ thuật khác còn tùy thuộc vào quy mô của căn biệt thự và yêu cầu của chủ đầu tư. Để đảm bảo yếu tố kỹ thuật cho tầng hầm được hoàn hảo, hãy tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư và kỹ sư thiết kế nhà.
Các biện pháp chống thấm
Tầng hầm có vị trí rất đặc thù khi có thể bị thấm nước mưa từ ngoài tường, nước rò rỉ từ trên trần của các tầng phía trên hay từ dưới đất do bể chứa hay mạch nước ngầm, vì thế chống thấm là vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi thi công khu vực này.
Chống thấm chủ động
Chính là các biện pháp mà ta có thể chủ động phòng tránh ngay từ khi thi công bằng các biện pháp kỹ thuật nhằm chống thấm từ bể chứa hay các mạch nước ngầm và được thực hiện ngay từ khi bắt đầu thi công móng. Đất được đào từ đáy móng và áp dụng các biện pháp chống thấm từ dưới lên, từ ngoài vào.
Một bản vẽ thiết kế chống thấm tốt cho tầng hầm là bản vẽ đó phải thể hiện được yêu cầu có các lớp bê tông lót mác, lớp láng vữa xi măng, cát chống thấm, lớp sơn chống thấm và lớp giấy cao su có độ dày từ 3-5mm với nền. Nếu đất nền yếu, bê tông cần được yêu cầu đặc hơn. Còn với tường thì cần phải có 4 lớp là lát trong, bê tông tường, trát vữa xi măng với cát chống thấm và sơn một lớp chống thấm tiếp ở bên ngoài. Ngoài ra cần thêm lớp đất sẻ dẻo dầm chặt hay lớp đất đắp cát pha để khu vực này thực sự không bị thấm nước.
Thiết kế hoàn hảo nhưng thi công cũng cần phải tuyệt đối thì hiệu quả chống thấm mới có tác dụng. Giám sát công trình cần phải nắm được các yêu cầu kỹ thuật này thì mới có thể nắm được chất lượng thấm nước của tầng hầm, đó là:
-
Bê tông tường và nền phải được đầm kỹ, bê tông tường phải đổ theo lớp, không cao quá 50cm, cuốn dần lên, không để đá sỏi lăn dồn xuống dưới lớp đổ gây rỗ bê tông.
-
Lớp trát, lãng vữa xi măng phải liên lục, không có điểm dừng (nếu có điểm dừng phải xử lý kỹ chỗ giáp lai) nền bê tông nên đánh màu trước, tường có thể đánh màu khô.
-
Lớp sơn chống thấm phải đảm bảo đủ độ dày thiết kế; lớp cao su được trải trên lớp sơn sau khi sơn đã khô, không được làm rách màng sơn.
-
Lớp đất sét dẻo được đắp chặt chẽ theo tường để ngăn dòng chảy thấm.
-
Lớp đất đắp phải được thi công nhẹ nhàng không làm tổn hại đến lớp đất sét mới đắp.
Chống thấm bị động
Là biện pháp nhằm dự liệu trước cho những rắc rối có thể phát sinh trong quá trình sử dụng như rò rỉ nước từ tầng trên hay chống thấm do mưa bão. Biện pháp này cần được đầu tư và trau chuốt hơn nếu biệt thự được xây trong khu vực không đủ rộng và phải làm tường trước khi đào đất.
Vì thụ động nên chỉ có thể đề ra giải pháp hợp lý nhằm thu nước thấm và giảm thiểu hậu quả chứ không thể đề phòng triệt để. Nên thiết kế để nước khi ngấm qua tường và nền bê tông có thể được thu vào rãnh để dẫn ra hố thu, sau đó được bơm lên hệ thống thoát nước công cộng. Tường gạch được xây dựng nên được cách đường bê tông trong đất khoảng 15 -20 cm. Phía trên sàn rỗng khi cần có thể được đổ một lớp bê tông chống thấm dày 6-8cm. Tại nơi tiếp giáp nền bê tông với tường bê tông trong đất cần đặt băng chắc để chắn nước ngầm theo khe thấm lên.
Khi thi công cần tiến hành theo những bước sau:
-
Đổ bê tông nền có đầm lại để tăng khả năng chống thấm của bê tông.
-
Đặt bằng vật cách nước tại vị trí tiếp giáp nền và tường bê tông sao cho bê tông có thể ngậm vào tường trong đất khoảng 10cm.
-
Tiền hành ép hồ xi măng tại khe tiếp giáp đường và nền bê tông trước khi làm các phần trên nền.
-
Kiểm tra xem nền. Nếu bị thấm thì tiến hành khoan phụt hồ xi măng nở để đảm bảo nền bê tông không thấm hoặc chỉ có thấm ẩm. Sau đó mới thi công phần rỗng phía trên.
-
Sàn rỗng phải có độ dốc để dẫn nước thấm ra rãnh thu
-
Đầm lại lớp bê tông chống thấm trên sàn.
-
Kiểm tra độ thấm của tường bê tông trước khi xây tường gạch
-
Tại hố thu bố trí máy bơm để bơm nước lên hệ thống thoát nước thấm ứ đọng.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tới TT-S Decor theo số điện thoại 0918 44 2226 để được tư vấn chi tiết nhất.