6 sai lầm “chết người” khiến chi phí xây nhà năm mới tăng vọt

Khi xây nhà, nhiều người dễ mắc phải những sai lầm đáng tiếc, khiến chi phí thi công tăng thêm hàng chục triệu đồng mà không hiểu nguyên nhân. Năm mới 2021 đã đến và nếu bạn đang có kế hoạch xây nhà, hãy cân nhắc ngay 6 sai lầm phổ biến khiến chi phí dự kiến tăng vùn vụt.

1. Thiết kế công trình quá phức tạp

Các yêu cầu thiết kế phức tạp, cầu kì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí bỏ ra dù diện tích sàn không thay đổi. Vì vậy, để sở hữu một ngôi nhà với chi phí thấp nhất, hãy lựa chọn các thiết kế đơn giản, tiện dụng và khoa học.
 
Các chuyên gia kiến trúc cũng khuyến khích lối thiết kế thông minh, tận dụng các bức tường, phối hợp các chi tiết nhỏ ăn ý, hài hòa. Ví dụ, khoảng không gian bên chân cầu thang có thể là góc đọc sách yên tĩnh. Đây là cách vừa không lãng phí diện tích sàn, vừa tạo cảm giác ấm áp, thân thiện.
 
kinh nnghiệm xây nhà tiết kiệm
 

Thiết kế nhà quá phức tạp sẽ làm lãng phí diện tích xây dựng

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, với quy trình xây dựng ở Việt Nam thì có thể chia ra làm 7 loại chi phí lớn:
  • Chi phí phá dỡ nhà cũ (nếu nhà bạn phải xây dựng trên nền nhà cũ).
  • Chi phí cho phần móng, đặc biệt nếu bạn xây dựng trên nền đất yếu thì chi phí này sẽ tăng.
  • Chi phí cấp phép xây dựng, đã có khung giá.
  • Chi phí xây dựng cơ bản, bao gồm phần thô và hoàn thiện.
  • Chi phí mua sắm vật tư và thiết bị.
  • Chi phí dự phòng phát sinh.
  • Chi phí thiết kế, giám sát và quản lý công trình.
Nhiều người thường không nắm hết các hạng mục này, dẫn đến việc tự tính toán chi phí và tham khảo báo giá không chuẩn xác. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo mức giá từ nhiều nguồn khác nhau để có sự so sánh khách quan, hiệu quả. Làm tốt việc này sẽ giúp bạn xác định được số tiền cần thiết và có thể kiểm soát ngay từ khi bắt đầu. Đặc biệt là với những người kinh doanh mua bán nhà, việc tiết kiệm chi phí khi sửa chữa và xây dựng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng ngôi nhà là rất quan trọng.

3. Lựa chọn vật liệu không bền vững

Vật liệu là yếu tố quyết định chất lượng và tuổi thọ công trình, cũng như giá thành. Ở công đoạn này, bạn cần chú ý đến vật liệu xây dựng, nước sơn và nội thất.
 
Trong khi những gia đình có ngân sách thấp thường cố cắt giảm chi phí bằng cách lựa chọn các vật liệu giá rẻ, nhanh hỏng thì các chủ hộ dư giả lại hay mắc phải sai lầm chạy theo xu hướng thị trường. Cả hai giải pháp trên đều không có tính bền vững, lâu dài. Ví dụ, một lớp sơn tốt sẽ giúp ngôi nhà sáng sủa và tiết kiệm chi phí tu sửa, làm mới trong tương lai.
 
Ở khu vực nội thất, hãy cân nhắc trước khi chạy theo một xu hướng mới nào đó. Lời quảng cáo hấp dẫn của người bán hàng và chất lượng đôi khi không đồng hành với nhau. Việc sử dụng các mẫu mã cơ bản, đơn giản sẽ giúp bạn sở hữu đồ nội thất bền chắc, nguồn cung cấp ổn định và giảm giá thành.
 
kinh nnghiệm xây nhà tiết kiệm

Cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn đồ nội thất phù hợp với ngân sách hiện có

4. Không thỏa thuận hợp đồng dịch vụ chặt chẽ

Các thỏa thuận chặt chẽ với nhà thầu sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc phát sinh các khoản chi phí ngoài ý muốn. Mặc dù việc phát sinh trong khi xây dựng khó có thể tránh khỏi nhưng cẩn thận đặt ra các điều khoản hợp đồng sẽ tránh việc đội phí thi công bất hợp lý.
 
Ngoài ra, bạn có thể sẽ bị các nhà thầu làm khó bằng cách thi công chậm tiến độ, sử dụng vật tư giá rẻ không đúng thỏa thuận, thợ có tay nghề kém hoặc thậm chí “bỏ của chạy lấy người”. Trong những trường hợp này, hợp đồng lỏng lẻo hay niềm tin vào “người quen” sẽ đặt bạn vào thế bất lợi hoàn toàn.

5. Quản lý, giám sát thi công lỏng lẻo

Hãy cân nhắc đến việc thuê người có chuyên môn để giám sát quá trình triển khai thi công nếu bạn là người không có kinh nghiệm hoặc thời gian. Điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều cho bạn trong tương lai xa.
 
kinh nnghiệm xây nhà tiết kiệm

Không giám sát thi công thường xuyên sẽ dẫn đến chất lượng công trình không như mong muốn và tốn kém chi phí

Ngay cả khi bạn tìm được một nhà thầu nhiệt tình và đáng tin cậy thì đội thợ thi công cũng chưa chắc sẽ như vậy. Vì vậy, giám sát thi công lỏng lẻo có thể khiến họ làm việc không chuyên tâm, cẩn thận. Lúc này, chi phí xử lý hậu quả khi xảy ra hỏng hóc sẽ tăng gấp nhiều lần.

6. Trình tự để ước tính chi phí xây dựng

  • Liệt kê toàn bộ các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà.
  • Liệt kê cụ thể số lượng từng chủng loại vật tư, hạng mục công việc.
  • Tham khảo 3 – 5 báo giá cho từng chủng loại vật tư hoặc hạng mục công việc.
  • Cộng toàn bộ chi phí của các khoản mục.
  • Tính thêm một khoản chi phí dự phòng bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.
Nắm rõ và tránh mắc phải những sai lầm này sẽ giúp bạn sở hữu ngôi nhà như ý với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất.