Có nên xây nhà trên nền đất yếu không? Cách xử lý nền đất yếu hiệu quả
Có rất nhiều gia chủ thắc mắc nền đất yếu như đồng ruộng, ao, hồ thì có nên xây nhà không? Và cách xử lý khi muốn xây nhà trên nền đất yếu như thế nào để vẫn có thể sở hữu một công trình kiên cố, có tính bền vững theo thời gian?
 
tt-s.vn xin trả lời rằng chúng ta vẫn có thể xây nhà trên đất yếu bởi vì không phải ai cũng may mắn sở hữu một khoảnh đất chắc chắn và cao ráo. Và sẽ có rất nhiều biện pháp xử lý trong công đoạn xây móng như cải tạo nền, làm móng bè, móng cọc….để đảm bảo độ bền vững cho công trình. Vậy để biết cách xử lý nền đất yếu chúng ta có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

Khó khăn khi xây nhà trên nền đất yếu


Có nên xây nhà trên nền đất yếu không?
 
Tất nhiên đối với một nền đất cứng, chắc chắn thì quá trình thi công làm móng và nhà sẽ rất dễ dàng và tốn kém ít chi phí hơn nhiều. Nhưng đối với nền đất yếu các kỹ sư phải dựa vào kinh nghiệm thi công để có thể tăng khả năng chịu trọng lực nhà lên móng giúp nhà vững chắc, không nghiêng, lệch, nứt, lún… Đặc biệt đối với những gia chủ có ý định xây biệt thự thì công đoạn xử lý móng càng cần được chú ý.
 
Vì vậy, khi biết mình sẽ xây nhà trên nền đất yếu … các gia chủ cần tính kỹ trong việc lựa chọn cách xây móng nhà trên đất yếu. Bởi chọn kiểu móng nhà sẽ phụ thuộc vào: Điều kiện nền đất và trọng tải nhà là nhà cấp 4, hay biệt thự, nhà phố cao tầng…

Khảo sát địa chất trước khi xây nhà trên nền đất yếu

Có nên xây nhà trên nền đất yếu không?
 
Nền đất yếu có rất nhiều cách nhận biết như nhìn bằng mắt, phương pháp định tính, định lượng hay dùng các loại máy đo đạc.
 
Thường đối với những ô đất ruộng, đất trên ao, hồ…..sẽ có độ ẩm rất cao và dễ dàng nhận thấy bằng mắt. Ngoài ra để chắc chắn hơn nhiều gia chủ có thể nhờ đến các kỹ sư đo đạc và tiến hành lấy mẫu đất để phân tích và đánh giá đầy đủ về các chỉ số như hệ số rỗng, độ ẩm, độ bão hòa, sức chịu tải, độ biến dạng, hệ số nén, góc ma sát trong, lực lính…..Những chi tiêu này phải được kiểm tra trên thí nghiệm mẫu đất lấy tại địa hình để xác định.
 
Cũng có thể xác định độ yếu của đất dựa trên loại đất như đất sét yếu, đất cát chảy, đất bùn, đất than bùn, đất bazan/đất đắp… hay xuất hiện ở các khu vực núi đất đỏ bazan, đất ruộng, đất cát bồi ven sông, khu vực ao hồ, sình lầy…
 
Khi khảo sát địa chất và biết được nền đất yếu thì bạn có thể có những biện pháp để xử lý nền đất trước khi xây dựng.

Các biện pháp xử lý khi xây nhà trên nền đất yếu

Để khắc phục được nhược điểm về đất đai, dựa theo kinh nghiệm của cha ông cùng kết hợp các loại máy móc, vật liệu hiện đại mà các kỹ sư đã phát minh ra rất nhiều cách hạn chế khuyết điểm của nền đất yếu như sụt lún, nghiêng, để xuất hiện nhiều căn nhà phố, biệt thự hiện đại và khang trang trên khắp mọi miền của tổ quốc.

Cải tạo nền đất

Đối với nhà được xây trên nền đất yếu ông bà ta thường sử dụng các biện pháp cải tạo nền như đổ thêm đất thịt, đất cát để tôn nền cao lên. Đối với các vùng ao, hồ, đầm lầy thì việc trồng cây và sử dụng lớp thực vật cũng là biện pháp hiệu quả, nhưng cách này lại tốn rất nhiều thời gian và chi phí cũng tốn kém hơn nhiều.

Phương pháp nhiệt học

Các kỹ sư sẽ sử dụng khí nóng trên 800 độ để làm thay đổi các đặc tính lý hóa của nền đất yếu thích hợp với đất sét, đất cát mịn. Tuy nhiên phương pháp này cũng rất tốn kém tiền của và thời gian.

Các phương pháp thủy lực

Dùng cọc thấm, lưới thấm, sử dụng vật liệu composite thấm, bấc thấm, sử dụng bơm chân không, sử dụng điện thẩm.

Phương pháp xây móng


Có nên xây nhà trên nền đất yếu không?
 
Với kỹ thuật xây dựng hiện đại thì phương pháp xử lý các loại nền đất yếu đã không còn khó khăn như trước đây. Trong đó hai kỹ thuật được các kỹ sư ứng dụng khá phổ biến trong việc xây nhà trên nền đất yếu đó là làm móng bè và móng cọc.

Móng bè

Móng bè hay còn gọi là móng bản với vai trò là giảm áp lực của công trình trên nền đất. Đây là loại móng có kết cấu trải rộng toàn bộ mặt công trình và thích hợp với việc thi công làm móng nhà trên đất yếu: đất cát, ruộng, ao hồ hay những công trình lớn cao tầng, có tầng hầm. Móng bè bao gồm 4 dạng cơ bản: phẳng, vòm ngược, có sườn, hộp và thường có độ dày từ 0,5 đến 2 tùy theo từng loại công trình và được bố trí thép chịu lực 2 lpứ, được cố định bởi các giá đỡ.
 
Việc thi công móng bè bao gồm các công đoạn
  • Chọn ngày khởi công, chuẩn bị dụng cụ, nhân công
  • Đào hố móng theo bản vẽ thiết kế móng bè của công trình
  • Đổ bê tông lót dưới phần đất đã đào
  • Đổ bê tông móng, xây tường móng
  • Đan thép giằng móng và đổ bê tông giằng
  • Bảo dưỡng và nghiệm thu.
Móng bè ngoài sử dụng cho các công trình nhà ở trên nền đất yếu còn có thể dùng cho các công trình lớn, tầm cỡ. Với cách thức thực hiện kỹ lưỡng, kiên cố móng sẽ cần đến rất nhiều nguồn nguyên liệu và nhân công nhưng đổi lại  hiệu quả gia cố móng sẽ rất vững chắc.

Móng cọc

Móng cọc được làm chủ yếu từ các loại cọc như tre, gỗ, bê tông, sắt  là giải pháp tối ưu cho công trình lớn, đất nền yếu.
 
Các bước làm móng cọc bao gồm:
  • Khảo sát địa chất, chọn ngày đào móng, tiến hành đào
  •  Đóng cọc bằng tre, bê tông hay đá tùy theo yêu cầu của bản vẽ
  • Đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định (nếu có cọc) hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước…
  • San đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hỗ móng và đầm phẳng
  • Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.
  • Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng
  • Đổ bê tông móng
  • Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng
Nhìn chung quy trình thực hiện móng cọc tre hay bê tông đều sẽ giống nhau nhưng việc chọn nguyên liệu sẽ tùy thuộc vào độ cứng của nền đất, kiểu công trình mà gia chủ có ý định xây cũng như chi phí mà chủ nhà muốn bỏ ra.
  • Cọc đất vôi và đất xi măng: phù hợp với những khu vực đất rất yếu cần gia cố sâu và tăng hiệu quả thoát nước ở nơi có nhiều mạch nước ngầm, vùng bị đọng, trũng nước. Được sử dụng để gia cố sâu nền đất yếu giúp gia cường nền và giúp thoát nước tốt, được sử dụng khi nền đất đó có nhiều mạch nước ngầm, vùng đất ẩm thấp, nước động.
  • Loại cọc bê tông: là loại phổ biến giúp gia cố nền móng yếu hiệu quả
  • Cọc đá và cọc cát đầm chặt: thích hợp với địa chất dễ bị sụt lún hay đất mềm.
Có nên xây nhà trên nền đất yếu không?
 
Đất làm móng nhà càng khô ráo sẽ càng tốt và tất nhiên cách làm móng sẽ dễ dàng, tốn ít chi phí hơn so với xây nhà trên nền đất yếu. Tuy nhiên đối với những gia chủ sở hữu mảnh đất như vậy cũng đừng quá lo lắng.
 
Bạn có thể thực hiện theo những phương pháp mà công ty TT-S Decor giới thiệu trên đây hoặc lựa chọn bản vẽ cũng như đơn vị thi công móng nhà chất lượng, đúng tiêu chuẩn và đảm bảo quy trình thi công đúng thiết kế, khoa học, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công.
 
Nếu bạn có nhu cầu thiết kế thi công nhà phố, biệt thự hiện đại, biệt thự cổ điển đừng ngần ngại liên hệ với công ty chúng tôi tt-s.vn để được tư vấn miễn phí nhé!