Khái toán là gì? Hướng dẫn khái toán trong xây dựng

Khái toán là gì? Khái niệm này nhiều người chưa nắm rõ và đôi khi còn nhầm lẫn với dự toán. Do đó nếu bạn chuẩn bị xây dựng hãy tìm hiểu về khái toán để nắm rõ hơn. Đây là một trong những cách giúp bạn nắm rõ cách tính khái toán. Vậy hãy xem những thông tin về khái toán dưới đây để xem đó là gì cùng Tt-s nhé.

Khái toán là gì?

Khái toán được hiểu như sau: Đây là thuật ngữ chỉ sự ước lượng về tổng mức đầu tư của các dự án xây dựng. Để tính được tổng mức đầu tư một cách tương đối nhất thì điều kiện cần có là chủ đầu đầu tư sở hữu ngoài mặt hạ tầng. Hoặc chí ít họ sẽ tính khái toán dựa theo kinh nghiệm từ những nhà thầu xây dựng để xác định ra những con số cụ thể.
 
Khái toán là gì? Hướng dẫn khái toán trong xây dựng

Khái toán là ước lượng về chi phí xây dựng 1 công trình
 
Nói đơn giản hơn, khái toán là ước lượng về chi phí xây dựng 1 công trình. Ví dụ: Giá xây dựng của công trình A dao động từ 2.8 – 3.2 triệu/ mét vuông. Tùy theo vị trí, khu vực tiến hành mà mức giá sẽ tăng hoặc giảm từ 20 – 30%.

Vậy cách tính khái toán như thế nào?

Thường thì tính khái toán chỉ được xem là ước lượng tổng chi phí đầu tư một công trình. Do đó cách tính này cũng chỉ mang tính ước lượng, không chính xác. Kết quả tính chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi sai số của khái toán rất lớn.
Đặc điểm của phương pháp tính khái toán
Với phương pháp tính khái toán bạn sẽ thấy những đặc điểm sau đây:
  • Để tính khái toán thường chủ đầu tư dựa vào kinh nghiệm và đơn giá thi công/ mét vuông. Tức chỉ dựa vào con số dao động chứ không có mức cụ thể nào cả. Do đó việc tính toán có sai số rất lớn.
  • Nhà thầu phải dựa theo các công trình đã được hoàn thiện trước đó tương đương. Thậm chí có những trường hợp sai số lên tới 50%.
  • Công thức tính thường gặp sẽ là dựa theo mét vuông. Bạn sẽ thấy mức ước lượng giá từ 2.8 – 3.2 triệu/ mét vuông.
Khái toán là gì? Hướng dẫn khái toán trong xây dựng

Để tính khái toán thường chủ đầu tư dựa vào kinh nghiệm và đơn giá thi công/ mét vuông
 
Vì cách tính dựa theo sự ước lượng nên về cơ bản kết quả của khái toán không mang sự chính xác. Do đó việc tính toán chỉ tham khảo để có sự tính toán phù hợp. Nhưng đây là khâu quan trọng và không thể bỏ qua nếu muốn có được những bước tính toán tiếp theo về chi phí.

Vậy khái toán và dự toán khác nhau như thế nào?

Khái toán và dự toán là một trong những vấn đề khiến nhiều người có nhầm lẫn. Vậy nên chúng ta hãy cùng điểm qua những thông tin về khái toán và dự toán để biết xem 2 kết quả này có gì khác nhau. Cụ thể:
Thời gian thực hiện tính toán
Thời gian thực hiện tính toán của 2 kết quả này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể với khái toán thì thời gian thực hiện thường là bắt đầu manh nha dự án. Còn lại dự toán được tiến hành khi dự án đã làm từ giai đoạn bắt đầu thực hiện.
Nội dung thực hiện
Về nội dung thực hiện bạn sẽ thấy dự khác nhau như sau:
  • Khái toán được làm với 7 nội dung chi phí bao gồm: Chi phí hỗ trợ và tái định cư, chi phí bồi thường, chi phí xây dựng, chi phí dành cho các thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí đầu tư xây dựng và một số những loại chi phí phát sinh khác.
  • Dự toán chỉ gồm 5 nội dung sau: Chi phí cho thiết bị, chi phí cho xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí quản lý và chi phí phát sinh.
Về phương pháp xác định tính toán
Với chi phí xác định tính toán cho 2 kết quả này cũng sẽ có sự khác nhau như sau:
  • Phương pháp tính khái toán: Có 4 cách tính khái toán.
  • Phương pháp dự toán: Chỉ có 2 cách.
Khái toán là gì? Hướng dẫn khái toán trong xây dựng

Khái toán và dự toán là một trong những vấn đề khiến nhiều người có nhầm lẫn
 
Dữ liệu xác định để tính toán
Đối với dữ liệu xác định để tính toán bạn sẽ thấy có sự khác nhau. Cụ thể:
  • Khái toán: Dữ liệu được xác định từ khối lượng cơ sở thiết kế, các suất vốn đầu tư đến chỉ số giá, dữ liệu của công trình. Qua đó kết quả sẽ mang tính tổng hợp. Mức giá chỉ mang tính ước chừng. Độ chính xác không cao.
  • Dự toán: Dữ liệu được xác định mang tính chi tiết hơn, định mức cũng như giá thành của tổng công trình sẽ được thực hiện chi tiết với các con số cụ thể, không mang tính ước chừng. Thông tin có thể thực hiện và sử dụng cho những lần sau. Ngoài ra độ sai số nhỏ hơn và độ chính xác cao hơn khái toán.
Về yêu cầu thực hiện
Việc thực hiện 2 kết quả này sẽ yêu cầu như sau:
  • Khái toán: Mức độ sai số được cho phép đối với công trình là dao động trong khoảng 20%.
  • Dự toán: Đối với dự toán, sai số cho phép dao động trong khoảng 10%.
Về đối tượng xác định
  • Khái toán: Đối tượng xác định là toàn bộ chi phí về đầu tư xây dựng được xác định cho dự án chuẩn bị thực hiện.
  • Dự toán: Đây là những chi phí cần thiết và phải có để thực hiện công trình.

Lời kết

Bạn hiểu khái toán là gì rồi chứ? Việc lựa chọn phương pháp tính này chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên vẫn cần phải có để đảm bảo có được dự toán và những con số khác. Nếu có gì không hiểu hay cần tư vấn hãy liên hệ với Tt-s để được hỗ trợ.