21/02/2022 - 03:15 PM - 270 lượt xem
Kỹ thuật chống thấm ban công hiệu quả được nhiều người tin dùng
Chống thấm ban công là hạng mục cần được nhiều gia đình lưu tâm tới nhất trong ngôi nhà. Bởi ban công là nơi tiếp xúc với các thay đổi của thời tiết nhiều nhất nên ban công có thể bị giãn nở khi trời lạnh hoặc nóng. Bị ăn mòn của oxi hóa hay sự ăn mòn từ nước mưa có chứa axit… dẫn đến thấm dột là điều tất yếu. Nguyên nhân thấm dột là gì và quy trình chống thấm ra sao? Mời bạn cùng Tt-s tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân khiến ban công bị thấm
-
Do các lỗ nhỏ li ti, vết rạn, vết nứt chân chim… khi mưa nước mưa sẽ theo các vết rạn, nứt này ngấm xuống gây ẩm mốc.
-
Thấm dột do đường cấp thoát nước gặp sự cố
-
Ban công bị thấm dột do quá trình thi công ẩu, sử dụng vật liệu, chất liệu chống thấm không hiệu quả, chất lượng…
-
Sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến quá trình co ngót bê tông: màu hè bê tông xây dựng ban công sẽ nở ra, mùa đông nhiệt độ thấp sẽ co vào gây hiện tượng nứt, gãy…
-
Sử dụng thép đan sàn bê tông không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng…
-
Vị trí khe nối bê tông (giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ) của ban công không được xử lý chống thấm.
2. Giải pháp chống thấm ban công hiệu quả
Một số cách tiêu biểu được lựa chọn để chống thấm ban công như:
-
Thi công chống thấm ban công bằng phương pháp khò nóng, màng tự dính …
-
Thi công chống thấm bằng nhựa đường đun nóng chảy…
-
Chống thấm ban công bằng màng nhũ tương đàn hồi…
-
Chống thấm dột ban công với Sika…
-
Chống thấm bằng phụ gia chống thấm cho bê tông
3. Quy trình chống thấm ban công hiệu quả
Khác với chống thấm mái hay các chống thấm các khu vực khác như chống thấm nhà vệ sinh, vật liệu chống thấm ở đây nên phù hợp hoàn toàn với việc lát gạch trực tiếp lên trên. Làm vậy vừa giảm được khối lượng vật liệu. Vừa giảm sức nặng đè lên kết cấu nhà.
Bước 1: Xác định phạm vi và mức độ thấm để đưa ra phương án chống thấm hiệu quả
Bước 2: Làm sạch bề mặt kỹ càng, dọn sạch chướng ngại vật trước khi thực hiện
Bước 3: Dùng con lăn phủ 1 lớp chống thấm lên bề mặt cần thi công
Bước 4: Đợi lớp lót khô tiếp tục dùng các sản phẩm chống thâm như: màng chống thấm, sơn chống thấm… để thực hiện việc chống thấm khu ban công.
Lưu ý: Nên thi công tối thiểu 2 lớp chống thấm để có hiệu quả tốt nhất
Bước 5: Đợi khô và thử nước
Bước 6: Gia cố, ốp lát, trang trí và hoàn thiện công việc chống thấm khu ban công.
Để chống thấm ban công hiệu quả, bạn nên nhờ tới đơn vị thi công giỏi và chuyên nghiệp.