24/01/2022 - 09:20 AM - 261 lượt xem
Kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm chi tiết nhất!
Đi ngược với những ngày nắng gay gắt, ngày mưa xuất hiện như tái sinh lại mọi thứ, giúp không khí trở nên mát mẻ, trong lành hơn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra rất nhiều hậu quả tiêu biểu như nước thấm tường từ đất nền dẫn đến hiện tượng ẩm mốc nhà ở, mái nhà bị dột...
Trong đó, chống thấm tầng hầm luôn là hạng mục ưu tiên để xử lý đối với mỗi công trình toà nhà cao tầng. Bởi tầng hầm nằm dưới mặt đất chịu tác động mạnh mẽ của mạch nước ngầm và của hệ thống cấp nước. Chính vì vậy, cần nhanh chóng thực hiện chống thấm tầng hầm càng sớm càng tốt để tiết kiệm chi phí trước khi công trình bị xuống cấp trầm trọng.
1. Nguyên nhân tầng hầm bị thấm nước
Theo kinh nghiệm của Tt-s, lớp phủ chống thấm của tầng hầm theo thời gian bị hư hỏng và cống thoát nước chậm hay tắc hoàn toàn dẫn tới việc ứ nước và vấn đề bị thấm nảy sinh.
Một lí do khác, đó là áp lực nước quanh tường tầng hầm. Khi trời mưa, đất xung quanh tầng hầm dễ trở nên bão hoà với nước. Tuy hệ thống cống thoát nước trong tầng hầm chưa có thấy nước nhưng không đồng nghĩa việc tầng hầm của toà nhà được khô ráo. Bởi vì hệ thống thoát nước bên ngoài bị tắc nghẽn hoặc mưa lâu ngày khiến nước bị ứ đọng, không thể thoát ra. Chính vì điều đó, nước theo nền đát lỏng bắt đầu thấm xung quanh tường của tầng hầm.
2. Các hạng mục kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm:
-
Chống thấm sàn tầng hầm
-
Chống thấm đáy tầng hầm
-
Chống thấm thành tầng hầm
-
Chống thấm cho tường tầng hầm
-
Chống thấm bê tông tầng hầm
-
Chống thấm nền tầng hầm
-
Chống thấm vách tầng hầm
-
Chống thấm ngoài tầng hầm
-
Chống thấm tường vây tầng hầm
-
Chống thấm khe lún tầng hầm
3. Các phương án tối ưu chống thấm toà nhà cao tầng:
3.1 Phương án dùng các sản phẩm dạng quét:
Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoặc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm. Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2. Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
3.2 Phương án chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng (khò đèn)
Bước 1: Dùng máy khò làm nóng bề mặt thi công, trải màng chống thấm và khò cho nóng chảy rồi ấn dính xuống bề mặt thi công. Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp là 50mm
Bước 2: Trát 1 lớp bê tông 3-4cm lên trên bề mặt đã thi công nhằm bảo vệ màng chống thấm. Tăng hiệu quả và kéo dài thời gian bền vững của công trình
3.3 Phương án thi công dùng màng chống thấm tự dính (màng nguội)
Bước 1: Bóc lớp bitum nilong trên bề mặt màng chống thấm. Trải và dán màng chống thấm lên toàn bộ bề mặt cần thi công. Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp là từ 70-100mm. Để đảm bảo độ che phủ giữa các màng chống thấm là tốt nhất.
Bước 2: Trát lớp bê tông 3-4cm lên bề mặt đã thi công để bảo vệ màng chống thấm. Tăng hiệu quả và thời gian bền vĩnh cửu công trình.
3.4 Phương án thi công dùng hoá chất
Bước 1: Làm ẩm bề mặt cần thi công, sau đó tiến hành quét hóa chất chống thấm lên toàn bộ bề mặt.
Bước 2: Thi công hai lớp cách nhau từ 2h-4h để bảo đảm độ khô của lớp hóa chất trước. Quét lớp thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp thứ 1. Phương án này đòi hỏi thao tác phức tạp nhưng mang lại hiệu quả chống thấm và độ bền cao. Đảm bảo chất lượng rất tốt trong thời gian dài và vẫn an toàn cho sức khỏe của người thi công và người sử dụng.
Tóm lại, chống thấm tầng hầm toà nhà cao tầng hay thậm chí là không gian sinh hoạt, cần phải có kỹ thuật thi công chống thấm tầng hầm kỹ lưỡng và chuyên nghiệp để không xảy ra sai sót. Các phương pháp chống thấm tầng hầm được Tt-s tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.