04/02/2021 - 09:28 AM - 568 lượt xem
Làm sao để thiết kế nên một gian bếp hoàn hảo cho bà nội trợ sử dụng
Bếp là biểu tượng trái tim của một ngôi nhà, là nơi giữ lửa hạnh phúc của một gia đình. Chẳng thế mà khâu trang trí, sắp xếp nội thất phòng bếp được các gia chủ dành khá nhiều tâm huyết. Tuy nhiên, để có một gian bếp không những đẹp mà còn tiện nghi thì không phải ai cũng làm được.
Một bữa cơm ngon khi nó được nấu bởi một đầu bếp giỏi. Nhưng người đầu bếp giỏi sẽ nấu ngon khi họ được nấu những món họ thích trong một môi trường thoải mái, thuận tiện nhất đối với mình. Bài viết này xin được cung cấp kiến thức về cách sắp xếp cơ bản các khu vực chức năng chính trong một căn bếp ngày nay.
Nguyên lí tam giác trong nhà bếp
Nguyên lí tam giác làm việc là điều quan trọng nhất trong thiết kế bố trí nôi thất phòng bếp. Vậy nguyên lí tam giác làm việc là gì? Nói một cách đơn giản ở đây, tam giác làm việc tiêu chuẩn là tam giác được tạo nên bởi vị trí của bếp, tủ lạnh và bồn rửa. Đây là 3 khu chức năng được sử dụng nhiều nhất trong bếp, vì thế chúng cần phải được sắp xếp một cách khoa học nhất để hỗ trợ tốt nhất cho người đầu bếp.
Quy tắc “Tam giác vàng” trong nhà bếp
Vì đây là khu vực đi lại thường xuyên giữa các hoạt động lấy nguyên liệu, rửa và nấu cho nên cần phải đảm bảo sự thông thoáng và không có bất kì vật cản nào. Nguyên tắc cơ bản này được áp dụng với tất cả các hình thức và thiết kế của mọi căn bếp, bất kể phòng bếp của bạn có được thiết kế như thế nào thì việc bố trí 3 vật dụng bếp, tủ lạnh, bồn rửa vẫn phải đáp ứng được quy tắc trên. Nếu như căn bếp không thể áp dụng quy tắc tam giác thì sẽ gây cản trở rất nhiều trong quá trình nấu nước của các bà nội trợ.
Bố trí khu vực lưu trữ trong bếp một cách thông minh
Việc lưu trữ đồ gia dụng và thực phẩm trong bếp cho ta thấy được sự thông minh và phong cách sống của người làm chủ căn bếp. Một không gian có tổ chức kém sẽ gây nhiều phiền toái cho gia chủ, ngược lại, cuộc sống của mọi người trong gia đình sẽ thoải mái biết bao khi mọi thứ đều được sắp xếp đâu vào đấy.
Tổ chức không gian bếp thông minh để không làm ảnh hưởng đên cuộc sống
Trong một căn nhà có thể có nhiều khu vực lưu trữ, nhưng trong một căn bếp thường được phân chia thành 3 khu vực lưu trữ chính như sau:
Khu vực tủ lạnh
Đây là khu vực tiếp nhận và lưu trữ thực phẩm chính trong nhà và ta nên đặt tủ lạnh trong bếp ở vị trí trung gian gần với khu vực sinh hoạt của gia đình. Nếu nhà bạn không có quá nhiều diện tích thì cũng cần cân nhắc tủ lạnh được đặt ở khu vực thuận lợi nhất cho việc tiếp nhận để lưu trữ lâu dài và cho việc đem ra khu vực sơ chế.
Sắp xếp tủ lạnh cũng khá là cần thiết vì nó giúp người nội trợ luôn kiểm soát được mọi thứ được cất trong đó. Mỗi loại thực phẩm sẽ có những đặc điểm riêng và cách bảo quản khác nhau, cho nên tủ lạnh cần được phân thành nhiều ngăn, ngăn làm mát cho rau củ và hoa quả, ngăn đông lạnh cho thịt cá, ngăn cho ngũ cốc và các sản phẩm đã được nấu…
Tủ lạnh với nhiều ngăn lưu trữ cho nhiều loại thực phẩm
Gần khu vực tủ lạnh nên có chỗ để đặt những thiết bị máy móc và dụng cụ khác như máy xay, máy pha cà phê, các dụng cụ làm bánh…
Khu vực bồn rửa
Là khu tiếp nối của khu tủ lạnh và là một điểm trong 3 điểm quan trọng của quy tắc vàng tam giác. Là nơi dành cho công việc sơ chế thực phẩm và rửa chén bát cho nên những ngăn tủ bếp cần được thiết kế để lưu trữ những vật dụng như có liên quan như chén bát, dao thớt, nồi niêu xoong chảo…
Khu vực này sẽ cần kha khá số lượng tủ bếp vì sẽ có nhiều công việc liên quan đến khu vực này nhất. Bạn sẽ cần 1 ngăn tủ để đựng các loại dao kéo trong sơ chế thực phẩm; ngăn tủ để đựng rổ rá các loại; ngăn đựng các dụng cụ chà rửa và quan trọng hơn là ngăn tủ để sọt rác.
Tận dụng thông minh mọi ngóc ngách cho tủ bếp
Một mẹo nhỏ trong việc sắp xếp đó là những vật dụng có cùng một chức năng sử dụng nên được xếp chung với nhau.
Khu vực bếp nấu
Đây lại là một khu vực lưu trữ khác với những kiểu lưu trữ khác so với hai khu vực trước. Là khu vực cho ra thành quả nấu nướng cho nên khu vực này lúc nào cũng cần đảm bảo sạch sẽ và hợp vệ sinh. Có thể gia chủ sẽ muốn sắm thêm lò vi sóng, lò nướng bánh thì những máy móc này sẽ được thiết kế với ngăn tủ chuyên dụng riêng và cũng sẽ nằm gần với bếp nấu. Gần khu vực này nên có một khoảng bếp trống để có thể đặt thức ăn trước khi dọn lên bàn để tránh nhiều bất tiện và nguy hiểm khi các bà nội trợ cứ phải nấu xong món nào thì ngay lập tức bê lên bàn món đó, như vậy sẽ vô cùng phiền phức.
Dụng cụ và nguyên liệu làm bánh được đặt cạnh lò nướng
Tủ lưu trữ ở gần khu vực bếp nấu nên dùng để chứa những vật dụng liên quan đến nấu nước như nồi niêu xoong chảo, muỗng đũa, mắm muối đường (nếu bạn không thích bày chúng ra quá nhiều thì có thể chọn giải pháp bỏ vào tủ lưu trữ)…
Gia vị nêm nếm được “giấu” trong tủ để tránh sự lộn xộn
Một căn nhà đẹp luôn được đánh giá qua mặt tiền, một gia chủ thông minh sẽ được đánh giá qua cách bài trí nội thất phòng bếp. Căn phòng bếp được bố trí ra sao sẽ phản ánh được cách sống và gu thẩm mỹ của người sử dụng, vì vậy, hãy chú ý đến căn bếp của mình và hi vọng các bạn sẽ tìm được một cách sắp xếp hợp lý, hiệu quả nhất qua những thông tin mà TT-S Decor chia sẻ trên đây.