30/12/2021 - 11:42 AM - 407 lượt xem
Nhà gỗ kẻ truyền là gì? Loại hình nhà ở này có gì đặc biệt?
Nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở không còn xa lạ gì với nhiều người nữa. Tuy nhiên nghe cái tên có vẻ không quá quen thuộc nên nhiều người còn thắc mắc nhà gỗ kẻ truyền là gì. Do đó nếu như bạn muốn biết nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở gì thì hãy tìm hiểu cùng Tt-s để nắm rõ hơn.
Nhà gỗ kẻ truyền là gì?
Nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở truyền thống từ lâu đời của người dân Việt Nam. Loại hình này xuất hiện từ rất lâu rồi và chủ yếu được người đồng bằng Bắc Bộ xây dựng. Nhà ở này được đặc trưng bởi chất liệu bằng gỗ, mái ngói rêu phong và kết hợp cùng sân vườn. Bạn có thể hình dung từ những mẫu nhà vườn sẽ hiểu rõ hơn.
Với loại hình nhà ở này, vật liệu được sử dụng chính bằng gỗ. Gỗ được lựa chọn làm kèo, cột, khung cho mái ngói. Tác dụng chính là chịu lực cho toàn bộ khung của ngôi nhà. Các loại gỗ được sử dụng là gỗ tự nhiên như gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan, gỗ sên…
Nhà gỗ kẻ truyền là loại hình nhà ở truyền thống từ lâu đời của người dân Việt Nam
Phân loại nhà gỗ kẻ truyền
Nhà gỗ kẻ truyền được phân loại thành nhiều loại nhà khác nhau. Bạn có thể thấy nhà gỗ kẻ truyền được chia thành các loại gồm:
-
Nhà gỗ kẻ truyền 3 gian
-
Nhà gỗ kẻ truyền 4 gian
-
Nhà gỗ kẻ truyền 5 gian
-
Nhà gỗ kẻ truyền 6 gian.
-
…
Người ta phân loại nhà gỗ kẻ truyền theo số lượng gian nhà. Đặc biệt nhà gỗ kẻ truyền chỉ là 1 tầng chia thành nhiều gian và phân loại theo số lượng gian.
Vậy chi phí xây dựng nhà gỗ kẻ truyền thế nào?
Vì vật liệu chính của nhà gỗ kẻ truyền bằng gỗ tự nhiên nên việc tìm kiếm, lựa chọn gỗ phù hợp rất khó khăn. Chưa kể những loại gỗ thích hợp lại là loại cao cấp có giá thành rất cao. Do đó chi phí để xây dựng cũng như kỹ thuật để thi công nhà gỗ kẻ truyền rất lớn. Cần phải là đội ngũ có kinh nghiệm và chọn được gỗ tốt mới đảm bảo chất lượng của loại hình nhà ở này.
Vậy nhà gỗ kẻ truyền có kết cấu như thế nào?
Nhà gỗ kẻ truyền là dạng kết cấu chủ yếu sử dụng gỗ. Vậy với loại hình này thì kết cấu nhà gỗ kẻ truyền là gì? Cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn dưới đây nhé.
Nhà gỗ kẻ truyền là dạng kết cấu chủ yếu sử dụng gỗ
Hệ thống cột
Nhà gỗ kẻ truyền sẽ bao gồm 1 hệ thống các loại cột khác nhau. Cột của loại nhà này được gọi theo tên. Chẳng hạn: cột cái, cột con, cột hiên, cột hậu… Trong đó cột cái là cột chính có chức năng chống đỡ cho toàn bộ ngôi nhà. Cột này dựng ở 2 đầu nhịp chính. Tiếp đến là cột con có nhiệm vụ là bệ đỡ không gian. Cột hậu là cột phụ nhằm giảm tải sức nặng cho cột chính, cột con nằm tại đầu nhịp phụ và 2 bên nhịp chính. Cột hiên được thiết kế ở mặt tiền trước nhà, nằm ở hiên nhà nên được gọi như thế.
Hệ thống xà
Hệ thống xà được chia thành xà nằm ngoài khung và xà nằm trong khung. Trong đó, xà nằm trong khung là loại được thiết kế ở độ cao đỉnh của các cột quần để kết nối đến cột cái. Xà được sử dụng để gắn cột cái của khung được gọi là xà lòng hoặc xà chếch. Với hệ thống xà cần được tính toán tỉ mỉ, cẩn thận thì mới có thể tạo sự cân đối, hài hòa và không bị lệch trọng lượng.
Hệ thống kẻ
Hệ thống kẻ được gọi là dầm đơn. Kẻ được thiết kế theo đường chéo của mái nhà. Mục đích của kẻ chính là liên kết lại các hệ cột thông qua mộng. Hệ thống kẻ được phân thành kẻ ngồi và kẻ hiên. Kẻ ngồi được dùng để gắn kết các cột cái và cột hậu lại với nhau. Kẻ hiên gọi là dầm đơn liên kết cột hậu với nhau.
Hệ thống con rường
Con rường là phần bộ phận gối nâng đỡ mái nhà. Loại dầm gỗ hộp được dùng để nâng đỡ hoành mái, được thiết kế xếp chồng lên nhau. Như vậy chiều dai của con rường sẽ được thu ngắn lại cho tới khi phù hợp với sự cân đối cho chiều vát của mái nhà. Nghĩa là con rường nếu được đặt ở trên thì sẽ càng ngắn lại
Hệ thống con lợn
Hệ thống con lợn còn được gọi là rường bụng lợn. Cái tên này rất thân thuộc với cuộc sống của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Bộ phận này sẽ được đặt lên con rường bên dưới thông qua 2 đoạn cột ngắn và được gọi là trụ trốn. Tác dụng của con lợn sẽ là đỡ xà nóc. Bên dưới là phần ván để được trạm trổ trang trí hoa văn.
Hệ thống rường cụt
Hệ thống rường cụt chính là bộ phận ở giữa cột cái và cột hậu. Rường cột sẽ được đặt chồng lên trên xà nách. Nhiệm vụ chính là đỡ hoành. Càng lên cao thì chiều dài của rường cụt sẽ càng ngắn lại.
Kết cấu mái
Kết cấu của mái sẽ bao gồm: Hoành, rui, gạch màn, ngói mũi. Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận vai trò khác nhau.
Kết cấu của mái sẽ bao gồm: Hoành, rui, gạch màn, ngói mũi
Lời kết
Bạn hiểu nhà gỗ kẻ truyền là gì rồi chứ? Loại hình nhà ở này rất độc đáo, thời xưa còn gọi là nhà đại gia, quý tộc. Hay được các địa chủ, người có tiền xây dựng. Những thông tin về loại hình nhà ở này khá thú vị đấy chứ. Mọi thông tin vui lòng liên hệ tới TT-S Decor để được tư vấn chi tiết nhất.