Những điều “đại kỵ” trong thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống nhất định cần tránh
Không gian bếp là nơi gắn kết các thành viên gia đình qua những bữa ăn ấm áp và tràn đầy tiếng cười. Do đó, nếu bạn đang có dự định thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống thì đừng bao giờ bỏ qua những điều “đại kỵ” sau để mang đến cho ngôi nhà sự hài hòa về thiết kế, chuẩn mực về phong thủy và hòa hợp về tinh thần.
1. Bàn ăn tạo không gian bếp đẹp cho nhà ống
Nhà ống với đặc tính là sâu về chiều dài và hẹp về chiều rộng. Do đó, khi chọn bàn ăn cho thiết kế nội thất phòng bếp, bạn nên trọn bàn hình tròn – thể hiện sự sum họp, hoặc hình chữ nhật, hình vuông. Tránh trường hợp chọn những hình có nhiều góc cạnh sẽ gây nguy hiểm cho người ngồi, đặc biệt nếu gia đình có trẻ nhỏ và thu hẹp diện tích phòng.
Bàn ăn tròn phong cách châu Âu cho phòng bếp nhà ống
Mẫu bàn ăn tròn cho phòng bếp nhà ống
Thêm vào đó, bàn ăn không nên để đối diện hay trên một đường thẳng với bàn thời tổ tiên, thờ thần vì dễ “vô phép” với người đã khuất. Nếu vì một lý do nào đó nhà ống của bạn có xà ngang thì không nên đặt bàn ăn phía dưới.
Điều này sẽ dễ làm cho chủ nhà bất minh, hao hụt nhân khẩu. Bạn có thể treo quả cầu tròn với màu sắc hài hòa dưới xà ngang để quả cầu hứng chịu thay cho gia chủ.
2. Đặt hướng phòng bếp đẹp cho nhà ống
Rất nhiều nhà ống hiện nay đang đặt bếp thẳng với cửa chính ra vào. Khi nấu ăn, chủ nhà sẽ khó quan sát các không gian còn lại của căn nhà.
Đặt hướng phòng bếp nhà ống cho hợp phong thủy
Về phong thủy, việc thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống với bếp nhìn thẳng ra cửa chính làm “tài phú đa hao” gây thâm hụt tài chính của chủ nhà. Thêm vào đó, bếp thuộc hành hỏa, với hướng này sẽ làm chủ nhà tâm tính nóng nảy, làm ảnh hưởng sức khỏe của thành viên trong gia đình.
Bếp cũng không nên để ngược với hướng cửa chính vì nhiệt từ bếp trở ra phòng khách cản trở sinh khí của căn nhà.
Ngoài ra cũng không nên đặt bếp đối diện với nhà vệ sinh sẽ khiến uế khí từ đây lan vào bếp. Xét về khía cạnh khoa học sẽ làm thức ăn dễ bị nhiễm vi khuẩn gây hại.
Đặt hướng phòng bếp nhà ống cho hợp phong thủy
Ưu điểm của nhà ống là bạn có thể xây dựng nhiều phòng bên cạnh nhau. Tuy nhiên, bạn nên tránh phòng bếp sát phòng ngủ vì dầu mỡ, rồi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của thành viên trong nhà.
Trong trường hợp bất khả kháng bạn có thể dùng tủ hoặc màn rèm hay bình phong để giảm luồn khí nóng từ bếp và hay uế khí từ nhà vệ sinh.
3. Bồn rửa bát cho phòng bếp nhà ống nhỏ đẹp
Bạn nên chọn bồn rửa bát sáng màu để phòng thoáng và rộng rãi hơn. Trong quá trình thiết kế nội thất phòng bếp, bạn lưu ý không nên đặt bồn rửa bát quá gần và cùng hướng bếp hoặc đối diện. Bởi vì “thủy hỏa bất tương dung”, trong khi đó nhà bếp nhiều hỏa khí của bếp nóng không thể dung hòa với nước.
Đặt hướng phòng bếp nhà ống cho hợp phong thủy
Bạn có thể thiết kế bàn ăn rộng để ngăn cách giữa bếp và bồn rửa hoặc để bồn rửa và bếp khác hướng nhau.
4. Màu sắc trong nhà bếp
Nhiều nhà ống hay chuộng màu gỗ, màu đỏ sậm hay màu vàng của đất để làm màu chủ đạo khi thiết kế nội thất phòng bếp. Với xu hướng hiện đại ngày nay, các gia đình có thể sử dụng các vật liệu bằng gỗ chống cháy, inox kết hợp ốp đá, gạch men…
Phòng bếp ốp gạch men màu trắng
Dù màu gì cho căn bếp của gia đình, bạn cũng nên đảm bảo mặt bàn, tủ bếp nên nhẵn, bóng vừa phải, tránh nhiều chi tiết rối mắt hay nhiều khe hốc khiến khó làm sạch sau khi nấu nướng.
Ngoài ra bạn cũng nên áp dụng theo nguyên tắc “ít thì thêm, nhiều thì giảm”. Cụ thể bếp thuộc hành hỏa, vì thế bạn có thể thêm màu đen, hay xanh dương để giảm bớt. Không nên quá nghiêng về một hành nào sẽ làm mất tính cân bằng.
5. Hình ảnh nhà bếp đẹp - bố trí mẫu phòng bếp nhà ống thông minh
Một số mẫu thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống vừa đẹp, hiện đại, tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo tính phong thủy bạn có thể tham khảo:
Bếp sử dụng màu của gỗ kết hợp với màu trắng. Bàn ăn kê lệch so với hướng cửa ra vào.
Bếp kết hợp quầy bar mini thích hợp cho gia đình trẻ có nhiều bạn bè trong những buổi tụ họp.
Thiết kế hài hòa giữa màu sắc vượng hỏa và khắc hỏa để phù hợp với phong thủy cho phòng bếp nhà ống.
Chọn hướng để bồn rửa và tủ lạnh thẳng hàng và khác hướng với bếp nấu.
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống với màu đỏ sậm làm tông chủ đạo. Mẫu thiết kế này thích hợp cho nhà có không gian hẹp và không đặt bàn ăn.
Một thiết kế điển hình phù hợp cho những nhà ống có diện tích bề ngang hẹp.
Ông bà ta thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy, khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống, bạn đừng nên bỏ qua 4 điều trên để có được một không gian bếp tiện nghi, thoải mái, là nơi sum vầy của cả gia đình sau những ngày dài làm việc.