03/09/2020 - 04:18 PM - 1.393 lượt xem
NHỮNG LƯU Ý KHI THI CÔNG GIẾNG TRỜI TRONG NHÀ
Diện tích đất ở đô thị khá hạn chế nên nhà ống luôn là loại hình tối ưu nhất.Tuy nhiên việc lấy sáng tự nhiên luôn là vấn đề nan giải trong kiểu thiết kế này. Vì vậy để căn nhà có được nhiều ánh sáng mà không cần dùng quá nhiều thiết bị chiếu sáng vào ban ngày thì giếng trời luôn là lựa chọn hàng đầu. Sau đây, tt-s.vn xin gửi đến bạn đọc những lưu ý khi thi công giếng trời trong nhà.
Như đã nói ở trên, giếng trời là giải pháp tối ưu trong việc lấy sáng cho nhà ở đô thị. Giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng và cũng chính là giải pháp về khí hậu và môi trường. Nếu được chú trọng trong thiết kế thì đây sẽ là không gian đặc biệt cho ngôi nhà.
Hình dáng và kích thước cũng như vị trí đặt giếng trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Diện tích ngôi nhà
– Thiết kế ngôi nhà
– Yếu tố phong thủy
HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA GIẾNG TRỜI
Thiết kế hình dáng giếng trời
Giếng trời chủ yếu được thiết kế theo hình vuông, chữ nhật và hình tròn. Và phải phù hợp thiết kế của ngôi nhà để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Kích thước giếng trời
Việc xây dựng giếng trời không nhất thiết phải mất quá nhiều diện tích. Giếng trời có diện tích từ 4-6m2, hoặc tương xứng với không gian tổng của ngôi nhà.
Lời khuyên của các kiến trúc sư thì bạn chỉ nên xây dựng giếng trời phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn với phòng có nhiều cửa sổ và nhỏ hơn 15 % tổng diện tích mặt sàn với nhà có ít cửa sổ.
Với những căn nhà có diện tích nhỏ, muốn xây dựng giếng trời bạn cần sắp xếp không gian sinh hoạt gọn gàng, hài hòa. Thiết kế nội thất tiện ích và tận dụng triệt để không gian còn lại để xây giếng.
VỊ TRÍ ĐẶT GIẾNG TRỜI
Mục đích của việc xây dựng giếng trời chính là để lấy sáng và gió cho ngôi nhà. Vì vậy giếng trời hay được đặt ở vị trí trung tâm để khai thác tối đa hiệu quả. Tuy nhiên, đặt ở đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau đây CGH xin giới thiệu một số vị trí đặt giếng trời để bạn có lựa chon tốt nhất cho ngôi nhà.
Giếng trời sau nhà, cuối nhà
Giếng trời sau nhà không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của căn nhà vì vậy ít đời hỏi hơn trong thiết kế. Với vị trí này bạn có thể để trần không, không phải trang trí cầu kỳ.
Vì mục đích chính là lấy gió, lấy sáng, tạo thông thoáng. Nếu bạn xây ở hướng gió mạnh thì nên giảm diện tích lấy gió sao cho phù hợp.
Bạn cũng có thể đặt thêm chậu cây phía dưới đáy giếng, thiết kế thác nước mini giúp ngôi nhà đẹp hơn
Giếng trời trong nhà
Tùy vào ý tưởng thiết kế cũng như sở thích của gia chủ mà vị trí trong nhà cũng khác nhau. Sau đây là một số lưu ý cho bạn:
Sử dụng mảng sần và mảng nhám để tiêu bớt âm thanh. Bởi vì hình dáng của giếng trời giống như một cái ống, khi âm thanh truyền đi sẽ rất rõ và vang. Vì vậy để đảm bảo yếu tố riêng tư cũng như tránh làm phiền thì việc dùng các vật liệu giảm âm là cần thiết.
Cần thiết kế mái giếng trời hợp lý để tránh bị mưa tạt.
Hành lang, cầu thang, lan can, cửa sổ tiếp giáp với giếng trời cần được thiết kế an toàn, chắc chắn.
Với giếng trời trong nhà, cần đảm bảo yếu tố thoát nước. Khu vực xung quanh cần che chắn để nước mưa không bắn vào các không gian sinh hoạt trong nhà.
Đối với khu vực thời tiết khắc nghiệt, nắng gắt sợ thừa sáng làm hỏng đồ đạc, chói lóa, có thể lắp thêm hệ thống rèm trần dưới mái giếng trời, phim cách nhiệt công tia UV hoặc sử dụng những tấm lợp giúp giảm cường độ ánh sáng.
Phía dưới giếng trời nếu là không gian sinh hoạt, nơi qua lại thì không treo đèn, chậu cây, hay vật trang trí to nặng vì có thể gây nguy hiểm.
Trên đây là những lưu ý khi thi công giếng trời mà bạn đọc không thể bỏ qua. Hãy liên lạc với TT-S Décor nếu bạn muốn một không gian phù hợp với gia đình, đồng thời thể hiện ý tưởng cũng như cá tính của bạn. Với đội ngũ KTS và kĩ sư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.