Những lưu ý quan trọng về sửa chữa, cải tạo nhà ở
Sửa chữa, cải tạo nhà ở – Giải pháp hữu hiệu cho những căn nhà hư hỏng, xuống cấp không đáp ứng nhu cầu an toàn và nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.
Mọi thứ điều có hạn sử dụng của nó, nhà cũng vậy, qua một quá trình sử dụng lâu dài nhà ở có thể bị xuống cấp, hư hại hay đơn giản chỉ là cũ kỹ, bạn muốn tân trang lại hay hoàn thiện nội thất hiện đại hơn thêm để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của gia đình.
Những lưu ý quan trọng về sửa chữa, cải tạo nhà ở
Những hình thức sửa chữa, cải tạo nhà ở hiện nay
Sửa chữa và duy trì nhà cũ: Thường được áp dụng khi nhà của bạn sau một thời gian sử dụng có những vấn đề hư hỏng nhẹ như nút tường, nứt sàn, rò rỉ nước, bong tróc sơn, hư hỏng những công trình phụ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ căn nhà nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu của căn nhà, phần sườn của ngôi nhà vẫn đảm bảo an toàn.
Tân trang và nâng cấp: Được áp dụng khi nhà bạn đã quá cũ, lỗi thời. Bạn có thể chọn các giải pháp giúp tân trang lại ngôi nhà như thiết kế lại nội thất, thây đổi màu sơn tường, trần nhà,…Giải pháp nâng cấp nhà khi nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình tăng lên, bạn có thể nâng thêm tầng hay ngăn thêm phòng,..
Xây dựng lại: Khi căn nhà hư hỏng quá nặng, xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến kết cấu của căn nhà, ảnh hưởng đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình, buộc phải cải thiện toàn bộ kết cấu căn nhà nhưng nếu chọn phương pháp nâng cấp nhà thì tốn quá nhiều chi phí gần bằng chi phí xây mới nên phương án tốt nhất là xây mới lại.
Đầu tiên bạn cần lựa chọn hình thức sửa chữa, cải tạo nhà ở phù hợp với mục đích sử dụng và tình trạng căn nhà.
Nâng cấp nhà ở, thêm tầng là hình thức sửa chữa, cải tạo nhà ở phổ biến
Lập kế hoạch sửa nhà cụ thể
Trước khi tiến hành sửa chữa, cải tạo nhà ở bạn cần lên một bản kế hoạch thật chi tiết về thời gian sửa chữa, mục đích sửa chữa, các hạng mục cần sửa chữa,….
-
Thời gian sửa chữa: Cần xác định được thời gian tiến hành sửa chữa, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc.
-
Xác định các hạng mục cần sửa chữa: Tùy vào mức độ hư hỏng của căn nhà và mục đích sửa chữa nhà ở của bạn mà quyết định các hạng mục cần sửa chữa.
-
Mục đích sửa chữa nhà ở: Việc xác định mục đích sửa chữa là điều rất quan trọng vì khi bạn biết mình sữa nhà để làm gì thì bạn mới có thể đưa ra các giải pháp về thiết kế cải tạo và chi phí phù hợp. Giả sử mục đích của bạn là tăng thêm phòng cho thành viên mới trong gia đình thì bạn phải nâng cấp nhà, thêm tầng, thêm phòng, còn nếu bạn chỉ muốn tân trang lại nhà, thiết kế lại nội thất thì chi phí sẽ thấp hơn và quá trình cải tạo sẽ nhanh và đơn giản.
Lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo nhà ở
Dự trù kinh phí sửa chữa, cải tạo nhà ở
Năm nay, với sự gia tăng về giá thành của các vật liệu xây dựng và chi phí nhân công, để đảm bảo việc cải tạo, sửa chữa nhà ở được thuận lợi và tiết kiệm chi phí thì điều mà bạn cần lưu ý hàng đầu đó là dự trù kinh phí. Kinh phí là nhân tố quyết định quy mô và hình thức sửa chữa nhà ở. Bạn cần xây dựng một bảng dự trù kinh phí cho việc sửa chữa dựa trên những chi phí chính sau:
Chi phí thiết kế: Cải tạo, tân trang một ngôi nhà dựa trên kết cấu cũ không phải là một việc đơn giản đòi hỏi tính sáng tạo cao, khi nhà của bạn đã lỗi thời, quá cũ kỹ nếu có điều kiện bạn có thể thuê thiết kế lại nội, ngoại thất của căn nhà nhưng nếu bạn là người sáng tạo và có hiểu biết về thiết kế thì bạn có thể tự sáng tạo cho mình những mẫu thiết kế độc đáo.
Chi phí thuê nhà thầu: Chi phí này phụ thuộc vào số lượng hạng mục mà bạn cần sửa chữa và hình thức giao thầu cho nhà thầu. Nếu bạn thuê nhà thầu trọn gói sửa chữa cải tạo và thiết kế nội thất thì giá cả sẽ khác với chỉ thi công hoàn thiện.
Chi phí vật tư, nội thất: Đây là chi phí quan trọng và bao gồm rất nhiều khoản khác nhau cần liệt kê chi tiết về số lượng và nhãn hiệu cụ thể để dự trù chính xác.
Chi phí vận chuyển nội thất ra ngoài để tiến hành sửa chữa, những chi phí dự phòng khác cho các khoản phát sinh.
Một cách hữu hiệu giúp quản lý chi phí tránh phát sinh những chi phí không cần thiết là sự thống nhất giới hạn chi phí giữa bạn và kiến trúc sư. Kiến trúc sư sẽ chỉ thiết kế trong phạm vi kinh phí cho phép.
Dự trù kinh phí sửa chữa, cải tạo nhà ở
Kiểm tra khả năng chịu lực của móng nhà
Khi bạn muốn nâng cấp nhà, thêm tầng, thêm phòng hoặc mở rộng diện tích nhà, bạn phải xem xét lại nền móng nhà cũ có đủ vững chắc vì móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ căn nhà, khi trọng lượng của căn nhà tăng lên thì cần xem xét khả năng chịu lực của móng nhà, tránh tình trạng sụt lún. Bạn nên để kiến trúc sư tính toán xem nền móng có đủ chịu lực cho phương án mới hay không.
Móng nhà phải đảm bảo vững chắc khi tiến hành sửa chữa cải tạo nhà ở
Sự thống nhất trong thiết kế
Có nhiều trường hợp bạn chỉ tân trang lại một số phòng trong nhà chứ không hẳn là toàn bộ căn nhà vì thế sự thống nhất trong phong cách thiết kế xuyên suốt căn nhà cần được lưu ý.
Sự thống nhất trong thiết kế khi sửa chữa, cải tạo nhà ở
Chọn nhà thầu uy tín là một lưu ý quan trọng trong sửa nhà.Để lựa chọn được một nhà thầu uy tín thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ về nhà thầu đó từ tư cách pháp nhân, địa chỉ văn phòng, trình độ, kinh nghiệm thi. Nếu bạn sử dụng dịch vụ sữa chữa, cải tạo nhà ở trọn gói thì nên lựa chọn nhà thầu nào có cam kết không phát sinh chi phí sửa chữa và có tổng chi phí hợp lý nhất.
Lựa chọn nhà thầu uy tín khi sửa chữa, cải tạo nhà ở
Xin giấy phép sửa chữa cải tạo nhà ở
Lưu ý quan trọng nửa trong việc sữa nhà là giấy phép xây dựng. Theo quy định của pháp luật thì nếu việc cải tạo xây dựng lại làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hoặc làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì gia đình bạn phải xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo.
Phải xin giấy phép sửa chữa khi việc sửa chữa, cải tạo nhà ở làm ảnh hưởng đến kết cấu căn nhà
Các vấn đề khác liên quan đến việc sửa chữa
Khi muốn cải tạo lại nhà ở, bạn cần lưu ý những vấn đề khác như: Vận chuyển nội thất ra khỏi khu vực thi công, chuẩn bị các điều kiện về điện, nước cho thi công, chuẩn bị vật tư, tập kết vật tư tại nơi thi công, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sửa nhà cho cả gia đình và người tu sửa. Luôn đảm bảo vệ sinh trong quá trình thi công đặc biệt là che chắn nội thất trong nhà tránh bụi bẩn trong thi công.