16/02/2022 - 05:18 PM - 311 lượt xem
Tại sao cần phải chống thấm cho nhà mới xây?
Theo thói quen lâu nay của chúng ta thường không xem trọng khâu chống thấm khi mới xây nhà, để khi trải qua một thời gian tường, mái, sàn nhà bị thấm nước mới chú trọng và tìm các biện pháp chống thấm. Để công trình nhà ở được bền vững lâu dài cũng như hạn chế việc tổn hại cấu trúc do nước thấm lâu ngày, chống thấm cho nhà mới xây là việc làm nên được ưu tiên hàng đầu. Vậy tại sao cần phải chống thấm cho nhà mới xây? Quy trình như thế nào? Tt-s mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.
1. Tại sao cần phải chống thấm cho nhà mới xây?
Thấm dột là một hiện tượng bất biến mà công trình xây dựng nhà ở, quán xá đều không thể tránh khỏi. Thường thì thấm nước không phải là xuất hiện ngay mà sẽ ngấm theo thời gian sử dụng. Về lâu về dài khi phát hiện ra thì vết thấm dột đã lan ra diện tích rộng, đồng thời gây ảnh hưởng đến các bộ phận, kết cấu khác của căn nhà.
Lúc này nếu ta không áp dụng biện pháp xử lý kịp thời thì tình trạng kéo dài sẽ gây ra nấm mốc nguy hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến các thiết bị điện âm tường, suy giảm “tuổi thọ” của nhà ở,... Chính vì vậy, chống thấm cho nhà mới xây là cách tốt nhất để giảm thiểu hậu quả cho ngôi nhà tránh những tình trạng như trên.
2. Vật liệu sử dụng chống thấm cho nhà mới xây
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vật liệu chống thấm theo nhiều dạng: lỏng, bột… Tùy vào mục đích và hiện trạng mà lựa chọn vật liệu tối ưu nhất. Theo Tt-s, để chống thấm cho nhà mới xây hiệu quả, vật liệu chống thấm bao gồm:
-
Vật liệu chống thấm SIKA
-
Vật liệu chống thấm PENETRON
-
Vật liệu chống thấm MAXBOND
-
Bitum màng khò ….
3. Quy trình chống thấm cho nhà mới xây
Dù là nhà cũ hay nhà mới xây bị thấm, cần lựa chọn kỹ càng vật liệu cũng như tuân thủ các bước chống thấm theo quy trình.
Bước 1: Kiểm tra xem tường có vết nứt hay không.
-
Nếu không, bắt đầu tiến hành chống thấm
-
Nếu có: Đầu tiên, đổ vữa không co ngót để lấp đầy vết nứt. Sau đó dùng Sika để làm dẻo vữa để trám vào các khe nứt. Cuối cùng, dùng gốc Pe như Rồng Đen, Flinkote để phủ lên bề mặt tạo màng che chắc chắn.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường bằng nước, chổi sắt, máy hút bụi công nghiệp,… Để đảm bảo độ bám dính tối đa cho vật liệu chống thấm.
Bước 3: Để chống thấm một cách hiệu quả bạn nên:
-
Sử dụng các chất liệu sơn có khả năng chống thấm cao. Chống thấm ở bên trong ngôi nhà lẫn bên ngoài dưới tác động ánh nắng mặt trời.
-
Sử dụng xi măng có tính kết dính và bao phủ cao. Khi quét lên tường sẽ nâng cao khả năng chống thấm.
-
Sử dụng chất phụ gia chống thấm. Phụ gia trộn vào bê tông để giúp cho kết cấu ổn định, giảm bớt sự thấm chuyên sâu vào trong bêtông, từ đó ngăn chặn sự rạn nứt từ trong kết cấu
Lưu ý: Khi nhà mới xây bị thấm bên ngoài, để công tác chống thấm được hiệu quả bạn nên dùng lưới tô tường cho các vị trí tiếp giáp bê tông và tường gạch xây. Bởi đây là hai vật liệu khác nhau nên độ co ngót của chúng cũng khác nhau. Lưới tô tường sẽ làm giảm tình trạng co ngót và chống nứt.
Trên đây là một số kinh nghiệm của Tt-s về quy trình chống thấm cho nhà mới xây. Đây là hạng mục rất quan trọng vì vậy hãy lưu ý để bảo vệ mình và cả gia đình. Mọi thông tin vui lòng liên hệ tới Tt-s để được tư vấn chi tiết nhất.