Phong cách này mang đến sự đơn giản, phá cách so với phong cách truyền thống. Từ đó mang lại sự mới mẻ nhưng vẫn giữ lại những yếu tố cần có của phong cách cổ điển.
Màu kem, bạc, vàng là những tông màu thường được sử dụng trong phong cách này. Theo đó, cấu trúc sẽ được giữ nguyên kết hợp với các yếu tố mới lạ.
Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển có nét đặc trưng riêng giúp cho người nhìn có thể nhận ra ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cụ thể:
Về màu sắc
Những tông trầm và đậm như vàng, nâu, đen, đỏ là những màu sắc được ưa chuộng trong phong cách thiết kế cổ điển.
Theo đó, những màu sắc này phải được phối kết hợp sao cho đem lại nét đẹp đẳng cấp, quý tộc và sang trọng cho tổng thể không gian.
Cụ thể, những tông màu thường được phối với nhau đó là xanh rêu – xanh rừng già, đỏ rượu vang – gam màu trung tính, xanh dương và vàng, xám và vàng,…
Tính đối xứng
Tính đối xứng, cân bằng là đặc trưng của phong cách cổ điển. Cụ thể là khi chia không gian làm hai nửa từ chính giữa, bố cục của nửa này sẽ là “bản sao” của nửa kia để tạo thành một thể thống nhất.
Tuy nhiên, khi thiết kế, bạn cũng không cần quá cứng nhắc trong việc chọn lựa vật trang trí giống nhau. Bạn có thể tạo sự dung hòa bằng cách kết hợp những tông màu, ánh sáng, bức tường,…
Về điểm nhấn
Các chi tiết lớn thường được dùng làm điểm nhấn cho phong cách thiết kế cổ điển.
Ví dụ như: một bộ bàn ghế bề thế, những bức tranh kích thước lớn đóng khung sang trọng hay một chiếc cầu thang khổng lồ uốn lượn hoành tráng,…Từ đó tạo cho người nhìn một tổng thể ấn tượng và trầm trồ khen ngợi.
Về trang trí
Trái ngược với phong cách hiện đại thiên về tối giản nội thất thì phong cách cổ điển lại chọn lựa những chi tiết trang trí cầu kỳ, trau chuốt nhằm tạo sự nổi bật cho căn phòng.
Thông thường, các nhà thiết kế sẽ lựa chọn những đường gờ hay đường chỉ phào chạy dọc trần nhà, tường, sàn nhà với những họa tiết hoa văn cầu kỳ, độc đáo như cây cối, hoa lá,…
Về đồ nội thất
Thông thường, đồ nội thất của phong cách cổ điển thường chú trọng về giá trị tinh thần hơn công năng sử dụng. Những món đồ này thường có thiết kế họa tiết cầu kỳ, chạm trổ tinh xảo, mang đẳng cấp quý tộc.
Kích thước của đồ nội thất thường khá lớn và đồ sộ và thường được làm bằng chất liệu cao cấp như gỗ, đá hoa cương, da, nỉ,…
Về vật liệu
Các vật liệu chính trong phong cách cổ điển đó là gỗ tự nhiên, các vật dụng mạ vàng, thạch cao,…Những vật liệu này không chỉ đem lại nét đẹp quyền quý, sang trọng mà còn rất dễ chạm khắc những hoa văn tinh xảo.
Ngoài ra, còn có một số vật liệu khác cũng rất được ưa chuộng đó là thủy tinh, pha lê, gấm nhung, da, đá granit,…
Về ánh sáng
Yếu tố ánh sáng khá được chú trọng trong thiết kế cổ điển. Thông thường, ánh sáng vàng nóng của đèn chùm sẽ được ưa chuộng hơn cả giúp đem lại một không gian ấm cúng, sang trọng.
Ngoài ra, các thiết bị điện được thiết kế âm tường hoặc trần sẽ tạo không gian lộng lẫy, tươi sáng, thu hút mọi ánh nhìn.
Ưu và nhược điểm của phong cách thiết kế nội thất cổ điển
Ưu điểm
+ Tạo nên không gian hoành tráng, choáng ngợp với những nội thất có kích thước lớn, họa tiết tỉ mỉ, tinh xảo.
+ Sử dụng các chất liệu cao cấp với thiết kế hoa văn uốn lượn đem lại vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại đem lại tính thẩm mỹ cao cho không gian.
Nhược điểm
+ Phong cách cổ điển chỉ thực sự phù hợp với những không gian có diện tích lớn.
+ Chi phí đầu tư lớn do yêu cầu chất liệu cao cấp, sự tỉ mỉ trong từng chi tiết. Ngoài ra, để thiết kế phong cách cổ điển đòi hỏi các kiến trúc sư có tay nghề và kinh nghiệm cao.
+ Phong cách chỉ phù hợp với những gia chủ yêu thích nét đẹp truyền thống, có quy củ.
Để có thế thiết kế được bộ sản phẩm nội thất này thì người KTS cần phải hiểu tường tận về khái niệm phong cách tân cổ điển cũng như những đặc điểm, đặc trưng của phong cách này.
Hãy liên hệ TTS - đơn vị thi công, sản xuất nội thất phong cách cổ điển chất lượng và uy tín nhất Hà Nội. Mọi thắc mắc liên quan đến phong cách này sẽ được đội ngũ tư kĩ sư tư vấn cho bạn.